Ghiền Cà Phê / Đi cà phê / Đến The Coffee House Signature, hãy ngồi ngay quầy bar trung tâm!
Đến The Coffee House Signature, hãy ngồi ngay quầy bar trung tâm!
The Coffee House Signature có gì đặc biệt so với những cửa hàng The Coffee House khác?
Là coffeeholic có tìm hiểu về cà phê, mình khá thích chuỗi The Coffee House vì ồn ào vừa đủ, đông đúc vừa đủ, phục vụ tận tình từ bạn barista đến chú giữ xe, vị trí dễ tìm, và là một trong số rất ít chuỗi cà phê lớn rang mộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, các thông điệp của The Coffee House thường hướng về văn hóa “đi cà phê”** chứ hầu như không đề cập chất lượng cà phê.
Vẫn là một coffeeholic, mình rất hào hứng khi The Coffee House Signature – không gian chuyên biệt để giới thiệu cà phê ngon. Uống một ly cà phê, mình biết được hạt đấy từ người nông dân ở Đà Lạt hay tận Ethiopia xa xôi, trồng ở độ cao bao 1650m hay 1920m, được chế biến phương pháp ướt hay mật ong, rang ngày nào và mức độ nhẹ hay đậm. Mình cũng sẽ được tìm hiểu các dụng cụ pha khác nhau sẽ cho ra những hương vị khác nhau thế nào. Khó lòng mà cảm nhận được những điều tinh tế của thế giới cà phê ngay từ lần đầu tiên, nhưng mình tin một khi khám phá đủ hiểu đủ, bạn sẽ ở mãi với thế giới này.
Đến The Coffee House Signature, hãy ngồi ở quầy bar trung tâm.
Vì đằng sau quầy bar ấy, là những bạn barista am hiểu về sự rộng lớn của thế giới cà phê, đây thật sự là chỗ ngồi “signature” của The Coffee House Signature – nơi mình có thể quan sát các bạn barista pha chế và được nghe giải đáp về cà phê một cách tận tình.
Lần đầu đến The Coffee House Signature, mình không chọn trên menu mà đề nghị bạn Hoàng Anh – barista đối diện, pha cho mình món mà bạn ấy thích uống nhất. Hoàng Anh để mình ngửi hương tự nhiên của cà phê vừa mới xay ra, hương cam rất dễ chịu và bảo đấy là hạt Arabica ở Đà Lạt và pha với V60. Hoàng Anh rất chịu khó diễn giải cho mình như vì sao phải lấy nước sôi tráng giấy lọc cà phê, vì sao phải lắc đều cà phê trước khi thưởng thức và gợi cho mình cảm giác về hương vị. Hạt Aracbica để ra trái ngon ngọt cần độ cao và không khí lạnh nên chỉ một số nơi ở Việt Nam trồng được và Đà Lạt là một trong số đó. Sắp tới, The Coffee House có thể phát triển thêm các hạt khác từ các vùng như Sơn La, Điện Biên, Khe Sanh (Quảng Trị).
Hoàng Anh còn kể cho mình nghe chuyện một anh khách quen, sáng nào cũng đến, và chỉ uống hạt Việt Nam pha kiểu Kalita*** thôi, có hôm các bạn còn để anh ấy mặc tạp dề và tự pha ly cà phê của mình. “Pha sao thì ảnh uống vậy chứ ảnh hông có phàn nàn gì dễ thương lắm chị.”
Lần khác may mắn, mình đến quán ngay lúc roaster của The Coffee House đang rang cà phê, và mùi hương lan tỏa khắp quán. Quyến rũ một cách từ chính hương thơm tự nhiên của cà phê. Quyến rũ tới mức mình còn muốn đến hỏi lịch rang của bạn để tranh thủ ghé qua nữa.
Nếu vẫn chưa đủ thuyết phục, hãy đến với chuỗi workshop “Nghe Nhà Cà Phê kể chuyện”
Workshop không chỉ giúp bạn thích mà còn hiểu cốt lõi về và phê, về quá trình canh tác, chế biến, rang và pha chế. Hai workshop đầu tiên được dẫn dắt bởi anh Nguyễn Văn Hòa – chuyên gia thu mua và Trần Lê Minh Trúc – Nghệ nhân rang của The Coffee House. Tai nghe mắt thấy tay sờ miệng nếm và cảm nhận bằng trái tim về hạt cà phê.
Chuỗi workshop “Nghe Nhà Cà Phê kể chuyện” vẫn còn những kỳ tiếp theo, bạn có thể theo dõi fanpage The Coffee House và đăng ký nhé.
Cuối cùng, bạn có thể xem quá trình From farm to cup của The Coffee House tại ĐÂY để hiểu về tâm niệm của những con người của nơi này với hạt cà phê Việt Nam. Để cùng nhau mở lòng ra, đón nhận những điều thú vị và tử tế đến từ chính những hạt cà phê trên mảnh đất hình chữ S này?
Kỳ Kỳ | Ghiền Cà Phê
Giải thích thuật ngữ
*From farm to cup: Tạm dịch “Từ nông trại đến ly cà phê”. Ly cà phê ngon phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống trồng, cách chế biến, cách rang, cách pha chế – thuật ngữ này ngụ ý ly cà phê phục vụ khách hàng được tỉ mỉ từng khâu để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
**”Đi cà phê”: với The Coffee House từ lâu không chỉ đơn thuần là uống một tách cà phê mà còn là dịp gặp mặt và trò chuyện cùng bạn bè.
***Cà phê nhân: Cà phê sau khi thu hoạch, chế biến và phơi khô và chuẩn bị được rang.
***Cupping: quá trình nếm thử để khám phá những tầng hương vị tinh tế của cà phê.